Chăm sóc da mặt: tăng cường chống nắng cho da!

Những kỳ nghỉ đã đến, kéo theo đó là nguy cơ làn da bị cháy nắng. Những ngày nắng nóng đầu tiên bao giờ cũng nguy hiểm nhất, vì thế hãy bắt đầu nghĩ đến việc chống nắng và chuẩn bị dưỡng da để chào đón nắng hè, cùng với những biện pháp đặc biệt để tránh cháy nắng. Và đây là lý do.

MẸO
1

Ánh nắng mùa xuân cũng có hại cho da

Ngay khi thời tiết bắt đầu ấm lên, mọi người đều háo hức ra ngoài để được tắm mình trong ánh nắng mặt trời. Thế nhưng, sau vài tháng mùa đông mát mẻ và sau 8 tháng mặc quá nhiều quần áo, cơ thể chúng ta đã không còn quen với việc phơi nắng. Cũng như việc các tế bào hắc tố - tế bào sản sinh ra melanin làm da rám nắng - đã không được kích thích suốt mùa đông, chúng không còn tác dụng giúp da chống lại tác động của tia cực tím có hại từ mặt trời. Đó là lý do vào mùa xuân, khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên, là khi chúng ta dễ bị cháy nắng nhất; thời tiết không nóng nực như mùa hè nên chúng ta thường phơi nắng lâu hơn, đồng thời khiến da bị tổn thương. Cháy nắng vào mùa xuân không nghiêm trọng như ở giữa hè, nhưng có nguy cơ bị cao hơn. Bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời  
MẸO
2

Chống nắng

Vào mùa xuân, bạn nên thực hiện những biện pháp chống nắng kỹ càng như mùa hè: Kem chống nắng với chỉ số SPF 30 không còn hiệu quả: hãy thay thế bằng loại có SPF 50. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không bị rám nắng: chỉ là quá trình rám nắng diễn ra chậm hơn và làn da không bị cháy nắng. Hơn nữa, làn da nâu bóng khỏe này sẽ tồn tại lâu hơn, bởi kem chống nắng cho phép làn da phản ứng lại tia nắng mặt trời bằng việc sản sinh ra các tế bào hắc tố, giúp nhuộm nâu da. Hãy nhớ thoa lại sau mỗi hai giờ đồng hồ! Bạn cũng có thể bảo vệ da bằng cách mặc áo phông và đội mũ. Điều này sẽ ngăn chặn da mặt bị cháy nắng dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như: nếp nhăn, vết nhăn, đốm nâu, v.v.Vào đầu mùa, bạn có thể bắt đầu phơi nắng từng chút một: 15 phút vào ngày đầu tiên, 30 phút vào ngày tiếp theo, tăng dần thời gian mỗi lần tiếp xúc với ánh nắng.
MẸO
3

Làm dịu làn da cháy nắng

Cháy nắng thông thường có thể nhận thấy bởi sự xuất hiện của các mảng đỏ trên da, tồn tại trên cơ thể khoảng từ 3 đến 5 ngày. Nó chỉ tác động đến lớp trên cùng của biểu bì, không giống như cháy nắng cấp độ 1 - chúng vô cùng đau đớn và cảm giác như làn da của chúng ta đang bị thiêu đốt. Hãy ngâm mình trong nước ấm, hoặc thậm chí là nước lạnh, và sử dụng kem dưỡng giàu dưỡng chất để xoa dịu vết cháy nắng. Hãy quên kem nhả nắng đi; chúng chẳng có tác dụng gì đâu! Cháy nắng cấp độ 2 nghiêm trọng hơn nhiều, chúng gây ra những cơn đau dữ dội và kéo dài, đôi khi còn đi cùng với phồng rộp, đau đầu, run rẩy và sốt. Trong trường hợp này, hãy xối da liên tục dưới vòi nước lạnh để làm dịu và nguội vết bỏng, bạn cũng đừng ngần ngại mà uống ngay một viên paracetamol để giảm đau. Làn da sẽ cần thời gian khá lâu để có thể hồi phục. Và bạn cần tránh mọi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho đến khi các vết bỏng đỏ biến mất.